Kinh tế Hương Toàn

  • Nằm tiếp giáp với thành phố Huế, có đầu mối giao thông quan trọng (TL 8B, TL 19), có xu thế đô thị hóa, một số ngành nghề phát triển, dịch vụ phát triển, trên địa bàn có các làng nghề bún Vân cù, rượu Dương Sơn, cốm An Thuận, nón lá Hương Cần...; con sông Bồ đi qua hầu hết các thôn trong xã tạo cảnh quan ven sông để phát triển dịch vụ du lịch; là xã đồng bằng có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp đặt biệc là cây lúa, rau màu, cây ăn quả đặc sản quýt Hương Cần và chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thủy sản nước ngọt. hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật tương đối ổn định và đầy đủ.
  • Nền kinh tế tiếp tục phát triển theo cơ cấu NN -TTCNXD - TMDV; Về Nông nghiệp tiếp tục duy trì và giữ vững diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực và cây ăn quả; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để đẩy mạnh chăn nuôi; ngành TTCN -TMDV ngày càng được đầu tư máy móc, thiết bị  để nâng cao năng suất và chất lượng, hạ giá thành sản xuất nâng cao thu nhập người dân; Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đảng bộ và nhân dân Hương Toàn không ngừng phấn đấu tháo gỡ khó khăn, nhanh chóng hoà nhập cơ chế mới đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.ng năm qua nền kinh tế của xã có tốc độ tăng trưởng khá; Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn toàn xã năm 2013 ước đạt 305 tỷ 916 triệu đồng; Tổng giá trị về lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp – xây dựng đạt 125,923 tỷ đồng.Nhìn chung các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn duy trì giữ vững tốc độ phát triển và ngày càng được mở rộng về quy mô như: Sản xuất bún tươi, nấu rượu gạo, mộc dân dụng, xây dựng,  nước đá... Đến nay xã đã có 376  cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp - xây dựng hoạt động có hiệu quả  góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân trên địa phương.

Các Làng nghề:

  • Bún Vân Cù: Toàn thôn có trên 350 hộ sản xuất bún, cung cấp cho toàn tỉnh hơn 30 tấn bún mỗi ngày; Nói đến bún bò Huế thì không thể thiếu bún Vân Cù vừa dẻo dai và thơm ngon. Chuyện kể rằng cách đây hơn 300 năm một người phụ nữ đã ghé chân và lập nghiệp làm bún tại Làng và di tích của bà hiện nay là Miếu Bà Bún và hằng năm vào ngày 22 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày húy của bà.
  • Cốm An Thuận: Có vị ngọt, hương thơm kết hợp với trà cung đình thì không còn để chê.
  • Quýt Hương Cần (Giáp Kiền): Được nuôi dưỡng đất phù sa từ nguồn sông Bồ hòa quyện với sông Hương, có vị ngọt đằm ấm, thơm đến níu lòng người và có thương hiệu trên toàn quốc biết đến. Hiện nay tại Lăng Bác có trồng quýt Hương Cần.
  • Nón lá Huế: Nói đến nón lá Huế thì phải kể đến nón lá Hương Toàn, sản phẩm được làm công phu từ bàn tay khéo léo và nhẹ nhàng từ các hộ gia đình ở thôn: Giáp Đông, An Thuận...
  • Rượu Dương Sơn: Nghề này rất phát triển vì nó còn sản phẩm phụ chăn nuôi lợn có hiệu quả; Hàng năm tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho gia đình.
  • Gạch ngói Nam Thanh: Không thể thiếu trong việc xây dựng nhà cửa công trình từ bao đời nay. Hiện nay do xu thế phát triển của xã hội nên làng nghề cũng hạn chế, mặc dù vậy bộ mặt của làng nghề vẫn còn đó và mãi mãi trong ký ức của chúng ta.

Các cơ sở kinh tế:

  • HTX Nông nghiệp Đông Toàn;
  • HTX Nông nghiệp Tây Toàn;
  • Cây xăng dầu Hương Toàn;
  • Chợ Hương Cần (lớn sau Chợ Đông Ba, Tây Lộc và An Cựu): Là nơi giao thương mua bán sầm uất của tiểu vùng sông Bồ, chợ là đầu mối mua bán thủy sản, rau quả và điểm trung chuyển đến các chợ thành phố Huế; chợ Đông Ba từ 6h đến 12h.